TIỂU SỬ ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
CHO ĐẾN KHI ĐƯỢC BẦU LÀM GIÁO HOÀNG
(Bản chính thức đăng trên website của Toà Thánh)
N |
gài tên là Jorge Mario Bergoglio, tu sĩ dòng Tên 76 tuổi, người Argentina, Tổng giám mục Buenos Aires từ năm 1998 và là vị giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ.
Ngài nổi tiếng khắp châu lục là một vị mục tử giản dị và được yêu mến trong giáo phận của mình, nơi ngài đã đi thăm viếng dọc ngang bằng cả metro và xe bus.
“Dân của tôi nghèo và tôi là một người nghèo trong số họ”. Đã một lần ngài nói như vậy để để giải thích về việc ngài chọn sống trong một căn hộ và tự nấu ăn tối cho mình. Ngài luôn rộng cửa đón tiếp các linh mục và khuyến khích các ngài sống can đảm và biết cảm thương.
Một vài lần ngài giải thích rằng: “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trong Giáo Hội, là điều mà de Lubac gọi là tinh thần thế gian”, có nghĩa là “coi mình là trung tâm” .
Khi đề cập đến công bình xã hội, ngài mời chúng ta đọc lại giáo lý, mười điều răn và tám mỗi phúc thật. Mặc dù bản tính nhút nhát, ngài đã trở thành một nhân vật có sức quy tụ nhờ lập trường của ngài trong cuộc khủng hoảng kinh tế làm rung chuyển Argentina năm 2001.
Ngài được sinh ra tại thủ đô Argentina vào ngày 17 tháng 12 năm 1936, là con trai của những người di cư từ vùng Piemonte (Bắc Ý): thân phụ của ngài là ông Mario, một nhân viên kế toán hoả xa, còn thân mẫu của ngài là bà Regina Sivori, làm nội trợ và dạy dỗ 5 người con.
Sau khi tốt nghiệp kỹ thuật viên hóa học, ngài đã gia nhập chủng viện giáo phận để làm linh mục. Ngày 11 tháng 3 năm 1958, ngài gia nhập tập viện Dòng Tên. Ngài đã hoàn tất việc học của mình tại Chi Lê và năm 1963 ngài trở lại Argentina và ngài tốt nghiệp triết học tại Học viện Thánh Giuse ở thành phố San Miguel.
Từ năm 1964 đến năm 1965, ngài là giáo sư văn chưiơng và tâm lý tại Học viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở thành phố Santa Fé; và năm 1966, ngài dạy các môn học đó tại Học viện Chúa Cứu Thế ở Buenos Aires. Từ năm 1967 đến năm 1970, ngài học và tốt nghiệp thần học tại Học viện Thánh Giuse.
Ngày 13 tháng 12 năm 1969, ngài được Đức Tổng Giám mục Ramón José Castellano truyền chức linh mục. Từ năm 1970 đến năm 1971 ngài tiếp tục quá trình đào tạo của mình tại Tây Ban Nha, và vào ngày 22 tháng 4 năm 1973, ngài tuyên khấn trọn đời trong Dòng Tên. Trở về Argentina, ngài làm tập sư tại tại tu viện Villa Barilari ở San Miguel, giáo sư thần học, cố vấn của Tỉnh Dòng và Giám đốc Học viện.
Ngày 31 tháng 7 năm 1973, ngài được bổ nhiệm làm Bề trên Giám tỉnh Dòng Tên tại Argentina. Sáu năm sau, ngài trở lại công việc giảng dạy ở đại học và từ năm 1980 đến năm 1986, một lần nữa, ngài trở thành Hiệu trưởng Học viện Thánh Giuse, hơn nữa còn làm cha xứ ở San Miguel.
Vào tháng 3 năm 1986, ngài đến Đức để hoàn thành luận án tiến sĩ ; tiếp theo các bề trên đã gửi ngài đến Học viện Chúa Cứu Thế ở Buenos Aires và sau đó đến nhà thờ Dòng Tên ở thành phố Cordoba làm cha linh hướng và cha giải tội.
Đức Hồng y Quarracino muốn ngài trở thành cộng sự thân cận của mình tại Buenos Aires. Vì vậy, vào ngày 20 tháng 5 năm 1992, Đức Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm ngài làm giám mục hiệu tòa Auca và giám mục phụ tá Buenos Aires.
Ngày 27 tháng 6, ngài được chính Đức Hồng y Quarracino tấn phong giám mục tại nhà thờ chính tòa. Ngài chọn khẩu hiệu Miserando atque eligendo (có nghĩa là được thương xót và tuyển chọn) và đưa ba chữ viết tắt tên Chúa Giêsu JHS trên huy hiệu của Dòng Tên vào huy hiệu giám mục của ngài.
Ngay khi đó, ngài được bổ nhiệm làm đại diện giám mục khu vực Flores và vào ngày 21 tháng 12 năm 1993, ngài trở thành tổng đại diện. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục phó của Buenos Aires vào ngày 3 tháng 6 năm 1997.
Chưa đầy chín tháng sau, sau khi Hồng y Quarracino qua đời, ngài đã kế nhiệm vào ngày 28 tháng 2 năm 1998, làm Tổng giám mục, đứng đầu Giáo hội Argentina và là đấng bản quyền của tín hữu Công giáo theo nghi lễ Đông phương cư trú tại đất nước này, đồng thời là Đại Chưởng ấn của Đại học Công giáo.
Trong công nghị ngày 21 tháng 2 năm 2001, Đức Thánh cha Gioan Phaolô II đã tấn phong ngài làm hồng y, với tước hiệu Thánh Roberto Bellarmino. Vào tháng 10 năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm người báo cáo tổng kết tại kỳ họp thường kỳ lần thứ mười của Thượng hội đồng giám mục về sứ vụ giám mục.
Trong khi đó, ở Mỹ Latinh, càng ngày ngài càng được nhiều người biết đến. Năm 2002, ngài kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch Hội đồng Giám mục Argentina, nhưng ba năm sau đó ngài lại được bầu vào chức vụ này rồi năm 2008 ngài lại tái cứ thêm một nhiệm kỳ 3 năm nữa.
Trong khi đó, vào tháng 4 năm 2005, ngài tham dự mật nghị mà trong đó Đức Giáo hoàng Biển Đức đã được tuyển chọn.
Trong tư cách là Tổng Giám mục của Buenos Aires, một giáo phân có ba triệu dân, ngài nghĩ đến một dự án truyền giáo tập trung vào sự hiệp thông và việc rao giảng Tin Mừng.
Bốn mục tiêu chính: cộng đồng cởi mở và huynh đệ; vai trò tiên phong của hàng giáo dân có hiểu biết; Tin Mừng hoá mọi cư dân trong thành phố; trợ giúp người nghèo và người bệnh tật.
Ngài mời các linh mục và giáo dân cùng làm việc với nhau. Vào tháng 9 năm 2009, ngài đã phát động một chiến dịch liên đới toàn quốc nhân kỷ niệm 200 năm độc lập của Argentina: thực hiện hai trăm dự án bác ái được trong năm 2016.
Và, ở cấp độ lục địa, ngài đã đặt nhiều hy vọng vào thông điệp của Hội đồng Giám mục Mỹ Latin trong Hội nghị Aparecida năm 2007, đến mức ngài coi thông điệp đó là "Evangelii nuntiandi của Mỹ Latinh", [nghĩa là quy chiếu đến toàn bộ hoạt động dấn thân của Giáo Hội trong việc rao giảng Tin Mừng tại Mỹ La Tinh].
Ngài được bầu làm Giáo hoàng ngày 13 tháng 3 năm 2013.
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
dịch theo bản tiểu sử chính thức đăng trên website của Toà Thánh: https://www.vatican.va/.../papa-francesco-biografia...)
(GXVNParis xin mạn phép Cha Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT để đăng lại bài dịch trên trang Fb của Cha)
* * * * *
Lá Thư Mục Vụ tháng 4/2025 (MỒ TRỐNG SỨ ĐIỆP CÁC THIÊN THẦN ) ![]() Lược đồ tác phẩm Luca gồm Phúc Âm và Công Vụ Sứ Đồ là một lược đồ địa lý, một cuộc hành trình mà đích điểm là Giêrusalem. Từ Galilê, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng Tin Mừng, Ngài lên Giêrusalem, vừa đi vừa tiếp tục sứ mệnh, để chết, để sống lại và lên trời tại đó.… | Lời Chúa và Suy Niệm Chúa nhật Lễ Lòng Chúa Thương Xót - Năm C Suy Niệm : Lm Bruno Nguyễn Hữu Vinh ![]() Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con". … |
THÔNG BÁO MỤC VỤ Trong Tuần 23/03-30/03/2025 | Khoá I/2025 - Giáo Lí Hôn Nhân Lịch Trình Khoá Giáo Lí |
Lịch trình Sinh Hoạt Giáo Xứ Năm Mục Vụ 2024-2025
| Lịch trình SH TNTT - Đoàn Kitô Vua Năm Mục Vụ 2024-2025
|
ĐÓNG GÓP GIÚP ĐỠ GIÁO XỨ VN PARIS Ngoài tiền giỏ trong Thánh Lễ và tiền thu từ cantine, Giáo Xứ không nhận được sự trợ giúp tài chánh nào từ chính quyền hay giáo quyền. Giáo Xứ kêu gọi quý Ông Bà Anh Chị Em nghĩ đến việc đóng góp giúp Giáo Xứ, để có điều kiện sinh hoạt và phục vụ Cộng Đoàn, nhất là những người đóng thuế thì sẽ được trừ thuế 66%. (Nếu muốn có giấy trừ thuế xin ghi chèque à l’ordre : Mission Catholique Vietnamienne – ADP)
|
Lá Thư Mục Vụ tháng 4/2025 :
MỒ TRỐNG - SỨ ĐIỆP CÁC THIÊN THẦN
(Luca 24,1-12)
L |
ược đồ tác phẩm Luca gồm Phúc Âm và Công Vụ Sứ Đồ là một lược đồ địa lý, một cuộc hành trình mà đích điểm là Giêrusalem. Từ Galilê, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng Tin Mừng, Ngài lên Giêrusalem, vừa đi vừa tiếp tục sứ mệnh, để chết, để sống lại và lên trời tại đó. Và từ Giêrusalem, Chúa Giêsu sai Thánh Thần xuống trên các tông đồ, các vị chia tay nhau ra đi rao giảng Tin Mừng khắp mọi nơi cho đến Roma, kinh đô thế giới ngoại giáo đương thời.
Trình thuật Phục Sinh cấu thành chóp đỉnh và trung tâm tác phẩm của Luca : Đức Kitô đưa ra những chứng cớ ngày càng hiển nhiên về sự Phục sinh của Ngài : nào là mồ trống, nào lời thiên thần qủa quyết Ngài đã sống lại theo lời Thánh Kinh, nào là chính Ngài hiện ra "bẻ bánh", tỏ vết thương ở tay, ở cạnh sượn và ngay cả ăn uống với các môn đệ.
Sứ điệp các thiên thần hàm chứa lời tuyên bố vĩ đại : "Tin Mừng lớn nhất : Đức Giêsu đã phục sinh, đã sống lại". Luca phát biểu từ ngữ "sống" (Rm. 6,9-10 và Cvsđ.25,19) theo ý niệm của Thánh Phaolô và của người Hy Lạp. Hạn từ "Sống" trong Cựu ước : Đấng hằng sống chính là Thiên Chúa (Ds. 2,21.28) Giavê là Thiên Chúa hằng sống (Đnl. 5,26). Người ta lấy danh Thiên Chúa hằng sống mà thề (1S. 19,6). Tại sao các bà lại tìm "ĐẤNG SỐNG" giữa những người chết ? Lời của các sứ thần bao hàm một sự khiển trách : Các bà đã quên lời tiên báo về Tử nạn và Phục sinh của Đức Kitô. Hai môn đệ trên đường Emmau (c.25-26) và các tông đồ (c.38) cũng bị khiển trách như vậy. Lời thiên thần khiển trách các phụ nữ không phải là vô ích, các bà nhận ra trong mồ trống dấu hiệu ứng nghiệm lời các ngôn sứ và tin rằng Đức Giêsu đã sống lại.
"Họ (các bà) đã nói lại hết các điều đó cho nhóm mười một..." (c.32). Chỉ có Phêrô bị đánh động và muốn kiểm chứng. Phêrô với thói quen phản ứng bộp chộp, chạy ngay đến mồ và nhận thấy xác Chúa Giêsu đã biến mất. Luca kín đáo, tế nhị, không vạch trần những yếu đuối của Phêrô. Vì Luca, thần học gia về đời sống Giáo Hội, trong Công vụ Sứ đồ, ông biết rằng đức tin của Giáo Hội về sự Phục Sinh của Đức Giêsu dựa trên đức tin Phêrô, nên ông nhấn mạnh cách đặc biệt đức tin của thủ lãnh tông đồ đoàn là Phêrô, chứng nhận tuyệt hảo của biến cố Phục Sinh.
Mồ trồng và những khăn liệm tháo ra tự chúng không đưa đến đức tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Ngài là trưởng tử của toàn thể tạo vật mới, thì không nguyên một mình Đức Giêsu mà tất cả cộng đoàn dân thánh chúng ta, đã được lãnh nhận Bí tích Thánh tẩy, ngay từ bây giờ đã làm thành một dân tộc mới giống Chúa Kitô. Đó là trách nhiệm của mỗi chúng ta phải loan báo cho thế gian biết rằng Chúa Kitô đã sống lại và trao ban đời sống mới của Ngài cho mọi người nhờ Phúc Âm và các Nhiệm tích của Giáo Hội.
Chúng ta hãy canh tân Bí tích Thánh tẩy của mỗi người chúng ta trong sức mạnh nguyên tuyền của Đức Kitô Phục Sinh. Chúng ta phải không ngừng từ bỏ tội lỗi là sự chết của thân phận con người để luôn luôn sống trong Chúa Kitô Phục Sinh. Ngài là sự sống của toàn thể nhân loại.
Lm. Giuse Trần Anh Dũng
(viết theo Nil Guillemette, SJ., "Chú Giải Phúc Âm Chúa Nhật Năm C",
Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X, Đà Lạt, 1975)
ĐÓNG GÓP GIÚP ĐỠ GIÁO XỨ VN PARIS
Ngoài tiền giỏ trong Thánh Lễ và tiền thu từ cantine, Giáo Xứ không nhận được sự trợ giúp tài chánh nào từ chính quyền hay giáo quyền. Giáo Xứ kêu gọi quý Ông Bà Anh Chị Em nghĩ đến việc đóng góp giúp Giáo Xứ, để có điều kiện sinh hoạt và phục vụ Cộng Đoàn, nhất là những người đóng thuế thì sẽ được trừ thuế 66%. (Nếu muốn có giấy trừ thuế xin ghi chèque à l’ordre : Mission Catholique Vietnamienne – ADP)